NHÀ VỎ MÓNG XE TẢI CŨ
Bonjour, je vous représente mon projet scientifique réalisé en 2013 au Vietnam – mon pays. Je vais écrire en 3 langues Français, Vietnamien et Anglais. J’espère que tout le monde va bien comprendre comment on fait pour ce projet. Merci. Alors, je commence par la langue Vietnamien ( car suis un patriote Vietnamien
)
Hello, I will represent my personal scientific project made in 2013 in Vietnam, my country. I will write this blog in 3 languages: French, Vietnamese and English. Hope you will all understand what I have made in this project. So, I will begin by Vietnamese introduction (cause I ‘am a Vietnamese patriot)
Xin chào tất cả mọi người, mình xin giới thiệu với mọi người công trình đầu tay của mình, từ áp dụng trực tiếp nghiên cứu khoa học của mình thực hiện tại trường Đại Học Le Havre, Pháp. Mình sẽ viết bài này bằng 3 tiếng Pháp, Việt, Anh để mọi người có thể đọc được bài viết này cũng như biết về dự án này. Mình bắt đầu bằng tiếng Việt, vì là tiếng mẹ đẻ của mình
Có thể gọi công trình đầu tay này với cái tên rất bình dân: nhà móng vỏ xe tải cũ.
Về khía cạnh kiến trúc bên vững, mình lấy cảm hứng từ những gì mình học trong môn học kiến trúc bền vững của mình là tái chế vật liệu phế thải có hại cho môi trường vào mục đích hữu ích hơn.
Mình may mắn trải qua tuổi thơ trên quê hương Sa Đéc yên bình thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Cũng từng nếm trải những ngày khổ cực từ bé, đi xếp từng tầu lá chuối tiếp mẹ để bán kiếm tiền ăn xôi buổi sáng nên biết dân quê mình còn nghèo lắm, đâu phải ai cũng có thể có tiền xây được cái nhà cho kiên cố, móng băng tốn tiền. Bởi lẽ đất quê mình là đất phù sa châu thổ, bùn sìn nhiều hơn đất cứng., mỗi khi làm nhà, tốn ko ít tiền cho khâu làm móng nhà. Khi đi Pháp học, mình cũng mong có ý định một lần nghiên cứu tìm ra giải pháp cho quê mình. Mãi đến khi học lên thạc sĩ Xây dựng, mình mới có dịp tiếp xúc với thầy trưởng khoa
, dạy bộ môn Géotechnique, cơ địa và móng. Cùng một chút tìm tòi trên google mình đưa ra ý tưởng móng nhà bằng vỏ xe tải cho thầy coi, và thầy thấy rất hứng thú với nó. Rồi 2 thầy trò dành thời gian ngồi nghiên cứu. Thây làm trong 1 laboratoire ( viện nghiên cứu về cơ đất) nên mình có cơ hội test thử nghiên cứu của mình. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy, mình cũng đã áp dụng thành công cho ngôi nhà này. Dĩ nhiên, vì lý do bản quyền nên công trình và các số liệu được giữ lại trong labo, chỉ thầy và mình mới có.
Thiết kế của mình thì rất đơn giản, vì mình k phải kiến trúc sư tài năng như các bạn cùng trang lứa, mình chỉ đem chút gì đó rất Pháp về quê nhà mình qua khung cửa sổ và cửa ra vào
127 m² mà xây theo kiểu thông thường tính trung bình bao thầu là 5tr/1m² x 127 m² = 635tr VND. ( giá chưa bao phần xử lý đất nền yếu khoảng thêm 50tr). Nhưng với ngôi nhà này, chủ nhà chỉ tốn 300tr VND ( cả nhân công, vật tư và cả xử lý nền yếu). Tiết kiệm được 50% cho 1 ngôi nhà tường kiên cố dưới quê, đó là một khoảng k nhỏ, có thể mua sắm nhiều thứ cho gia đình dì Bảy mình.
Cái điểm quan trọng của project này là ở cái móng đặc biệt của nó. Nó hoàn toàn bằng vỏ xe tải cũ với giá 30k VND/1 cái. Với góc nhìn cơ học về đất, nếu nhà trên nền đất yếu thì phải gia cố đất tại đó. Có rất nhiều phương pháp được xài như đóng cọc tràm, hoặc làm móng băng sâu vào đất 1,5 đến 2m. Tốn kém ko ít tiền cho nó. Ở đây, mình chỉ cần xài phương pháp thay thế, và phương pháp móng nổi cân bằng trên mặt đất. Nghĩa là làm một cái phao nổi trên mặt đất cho nhà
Thay vì đặt trực tiếp móng chân vịt beton cốt thép lên lớp đất yếu, dễ lún thì ở đây, mình cho nó đặt lên 1 lớp “phao đất tốt” nổi trên lớp đất sét lún.
Lớp phao đất này làm như thế nào?
Vỏ xe tải cũ ở đây giữ chức năng gì, vì sao lại là vỏ xe, ko phải cái khác?
– Vỏ xe tải giữ chức năng như một chiếc bình đựng đất cứng, đất tốt đã qua xử lý. Lấy đấy nền yếu tại chỗ, xử lý lại, và đổ vào chiếc “bình vỏ xe tải” này. Vừa rẻ, vừa đơn giản, dễ thi công, ai cũng có thể làm được, không cần phải thuê công ty chuyên về móng, chuyên về xây nhà.
Vì sao ko xài lu đất, rồi nhồi đất tốt vào đó và bỏ xuống làm nền nhà?!
Lu đất, rất cứng, và rất dễ vỡ. Nó thiếu tính đàn hồi. Bạn cần biết, dưới tác dụng tải nhà bên trên, đất ko bao giờ ở trạng thái tĩnh. Chưa kể còn nhiều chuyển động khó xác định được giữa các lớp đất. Và lực cắt của đất thì có thể làm gãy sập cả 1 đập thủy điện chứ nói gì 1 cái lu đất bằng sành sứ. Vì thế, vỏ bánh xe, với sự ưu việc của nó bằng tính đàn hồi, có thể biến dạng theo các trạng thái cân bằng động của đất. Chỉ đơn giản là nó giúp cách ly lớp đất tốt ko hòa lần với lớp đất yếu. Vì thế mình gọi là phao đất ( mà đất ở trong phao là đất tốt đã qua xử lý tại chỗ).
Tóm lại, cho dễ hiểu, bạn hãy tưởng tượng đất yếu, mềm và dễ lún là nước biển. Và nhà bạn đang lênh đênh trên biển. Và cái móng nhà vỏ bánh xe này là cái phao giúp nhà nổi được trên mặt đất lún.
Có nhiều cách sắp xếp vỏ bánh xe để có 1 cái phao đất cho nhà. Xếp theo chiều ngang dọc theo tường nhà hoặc xếp theo chiều sâu vào đất (ponctuel). Vì lý do tốn kém việc đào đất quá sâu để xếp theo chiều sâu nên mình chọn giải pháp xếp ngang. Tuy nhiên, cách này, vẫn mang rủi ro nếu trong thiết kế kiến trúc nhà k đối xứng, tải xuống ko đều, dễ gây mất cân bằng. Dĩ nhiên, trong bước thiết kế kiến trúc mặt bằng ban đầu, mình đã cài sẵn tính cân bằng và đối xứng giúp nhà nổi một cách cân bằng trên móng cũng như trên lớp phao bằng đất này.
Thành phần lớp “đất đã qua xử lý” trong cái “bình cao su đựng đất này và cách sắp xếp bao nhiêu lớp bánh xe, xếp thế nào thì … bí mật, keke, ai cần thì thuê mình, mình làm cho nhe, haha
Tiếp theo mình cứ đặt sắt và đổ móng nông như nhà trên đất chắc thịt. Sau đây là hình ảnh tiến độ công trình theo thứ tự:
Không biết nghiên cứu của bạn đến đâu, nhưng thấy cách đổ Bê tông móng mà nửa móng ( 1 bên đổ 1 bên không, cái hình thứ 5 bạn chụp đó) là thấy không khoái rồi...
ReplyDelete