Thursday, February 25, 2016

Kỹ năng làm chủ thời gian

Làm chủ thời gian trong công việc không phải là điều dễ dàng, ai cũng có thể làm được. Sau đây là một vài bí quyết giúp bạn sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả nhất.

Ngăn nắp:

Bạn hãy sắp xếp lại đồ đạc trong nhà một cách thuận tiện nhất và luôn để chúng ở một vị trí cố định. Sau khi sử dụng hãy để chúng lại vị trí quy định. Và nơi làm việc cũng vậy, bạn hãy dọn dẹp bàn làm việc của mình, để đồ đạc, tài liệu một cách khoa học nhất. Mỗi cặp tài liệu ghi tên và để vào một ô. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian. Thay vì
bạn phải lục tung lên đi tìm một tờ giấy tờ nào đó, bạn chỉ cần đọc danh sách tài liệu là biết ngay chúng đang ở đâu.

Thời khóa biểu:

Một cuốn sổ ghi lịch làm việc trong tuần, trong tháng, hay trong năm. Một quyển lịch bàn cũng khá cần thiết. Bên cạnh đó với chiếc máy tính hay chiếc điện thoại

bạn cũng có thể biến nó thành người nhắc việc độc đáo. Đánh dấu những công việc ưu tiên. Những ngày quan trọng, những công việc quan trọng bạn nên bôi đỏ, để lúc nào bạn cũng để ý tới. Có thể ghi chú thêm thông tin trên những sticker nhỏ dán trước mặt nhưng nhớ là các mẩu giấy này ngoài việc khiến cho bàn làm việc trông không đẹp mắt còn có thể bị bay đi mất.

Có một người nhắc việc tốt bụng:

Bên cạnh quyển lịch, một người bạn, hay thành viên trong gia đình cũng có thể là người nhắc việc cho bạn. Mỗi khi có công việc quan trọng bạn nên nhờ ai đó nhắc bạn, điều này sẽ khiến bạn không bao giờ quên.

Lên kế hoạch trước:

Bạn hãy bắt đầu một tuần làm việc, một tháng làm việc mới bằng cách lên kế hoạch công việc. Và một ngày cũng thế. Hãy bắt đầu nghĩ đến việc mình làm từ tối hôm trước, sắp xếp việc thật cụ thể. Hãy tách riêng các công việc và xác định rõ việc nào nên làm ngay hôm sau, việc nào nên làm trước trong tuần này, việc nào có thể để lại. Tuy nhiên, các công việc có thể thay đổi hàng ngày do phát sinh thêm việc mới.

Ưu tiên trong công việc :

Bạn cần xác định công việc nào quan trọng với bạn hơn khi phải lựa chọn. Khi bạn sử dụng quỹ thời gian của công việc này bù vào công việc kia., bạn phải biết tìm cách để công việc đó không bị bỏ ngỏ. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên, hoặc bạn không thể làm do phát sinh.

Khi nào mình làm việc hiệu quả nhất.

Nếu thấy mình làm việc vào buổi sáng là hiệu quả nhất, vậy hãy đưa những công việc quan trọng vào buổi sáng? Những khoảng thời gian còn lại thì dành để làm những công việc mang tính chất thường nhật, kém hấp dẫn hơn

Không coi thường việc nhỏ:

Đừng bỏ qua những công việc nhỏ. Nó tuy chiếm một khoảng thời gian nhất định của bạn. Nhưng nó có thể ảnh hưởng đến việc lớn của bạn. Thay vì mất thời gian, bạn có thể gộp chúng lại. Trong lúc đi in tài liệu, bạn có thể tranh thủ gọi điện cho đối tác chẳng hạn.

Tính kỷ luật:


Bạn cần xác định công việc đó ảnh hưởng đến bạn thế nào. Khi bạn không làm đuợc điều đó thì sẽ có một kết quả không tốt. Hôm nay không làm được việc đó, bạn sẽ phải làm vào hôm sau, và nó sẽ chiếm mất thời gian biểu hôm sau. Điều này bạn cần phải nghiêm khắc với chính bản thân bạn.

Đánh giá kết quả làm việc:


Sau một ngày, một tuần hay một tháng bạn cần phải xem lại mình đã làm được những gì, những gì cảm thấy thành công, những gì chưa đạt được. Việc này sẽ giúp bạn biết mình sẽ phải làm gì trong ngày, tuần tháng tiếp theo.

Tự thưởng cho mình khi đạt kết quả tốt:


Một tuần làm việc hiệu quả thì cũng nên tự thưởng cho mình những phút giây thoải mái, hay một món quà mình thích. Hãy động viên mình để làm tốt hơn.

Thời gian là vô tận nhưng nó không bao giờ quay trở lại. Mỗi ngày những con số càng lớn lên. Một người thành đạt là người biết sử dụng thời gian của mình hợp lý. Mỗi ngày bạn chỉ có 24 tiếng mà thôi, bạn không thể sử dụng quá hay ít đi khoảng thời gian đó. Điều quan trọng là bạn biết dùng thời gian đó như thế nào. Chúc bạn thành công
Nguyên nhân một số sàn bê tông cốt thép bị nứt
Theo Rambod Hadidi và Rutgers Nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt ngang thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu. Các vết nứt ngang thường xuất hiện sau khi đổ xong bê tông và độ rộng của vết nứt phát triển theo thời gian. Hiện tượng này rất phổ biến ở khắp mọi nơi, trên nhiều loại kết cấu, nó có thể làm đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép của bê tông.
Untitled
Do khí hậu
Thường dưới tác dụng khí hậu, sàn mái có thể bị nứt.
Đặc điểm làm việc của kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu nhiệt ẩm nước ta là: chúng biến dạng co nở thường xuyên dưới tác động của các điều kiện khí hậu. Trời nóng thì nở ra, lạnh thì co lại; gặp không khí ẩm thì nở ra, không khí lạnh thì co lại; ngày nở đêm co, mưa nở nắng co, mùa hè nở mùa đông co…Có thể coi đó là nhịp thở thường ngày của kết cấu theo thời tiết. Người thiết kế cần tôn trọng nhịp thở này để cho kết cấu được biến dạng tự do, tránh bị nứt phá hoại do tích tụ biến dạng không thực hiện được. Quan sát biến dạng liên tục trên mái bê tông cốt thép ở vùng khí hậu mùa hè ở Hà Nội thì thấy nó chịu biến dạng co nở liên tục tuỳ theo diễn biến của khí hậu. Một khi biến dạng co nở không được thực hiện Δ, gây nên ứng suất kéo trong bê tông vượt quá cường độ kéo giới hạn của bê tông, thì kết cấu sẽ bị nứt, gây xuống cấp công trình rất nhanh. Theo số liệu nghiên cứu thì giới hạn biến dạng co không thực hiện được có thể gây nứt kết cấu ở các mức như sau:
* Khi Δ <0,1mm/m, bê tông không bị nứt.
* Khi Δ = 0,1 ÷ 0,2mm/m, bê tông có thể bị nứt hoặc không nứt tuỳ theo vật liệu bê tông và tốc độ bê tông bị sấy khô.
* Khi Δ > 0,2mm/m, bê tông thường bị nứt.
Như vậy để cho bê tông không bị nứt do biến dạng co dưới tác động của khí hậu nóng ẩm thì cần phải khống chế sao cho biến dạng co không thực hiện được Δ nhỏ hơn 0,1mm/m. Cốt thép trong kết cấu bê tông hạn chế dạng co ε không nhiều. Bảo vệ kết cấu khỏi tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời là giải pháp có hiệu quả để hạn chế biến dạng co ε và Δ. Biến dạng co không được thực hiện gây nứt kết cấu thường thấy ở các kết cấu bê tông cốt thép quá dài, như mái bê tông cốt thép, sênô, ô văng, đường ô tô, đường băng sâ bay, và các kết cấu dạng ngàm như vòm, tuynen, dầm liên tục nhiều nhịp…
Đối với các kết cấu chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu, nhất là bức xạ mặt trời, thì việc chia nhỏ kích thước bằng các khe co giãn nhiệt ẩm là giải pháp có hiệu quả nhất để hạn chế ε và Δ, tránh cho kết cấu khỏi bị nứt. Cần phải xác định cụ thể khoảng cách lớn nhất Lmax giữa các khe cho các kết cấu làm việc thường xuyên dưới tác động của khí hậu nóng ẩm. Có 2 loại khe co giãn nhiệt ẩm. Đó là:
- Khe Giãn Expansion Joint;
- Khe Co Contraction Joint.
Trong đó Khe Giãn cần được thông thoáng, không có cốt thép chạy qua và không bị chèn bởi vật liệu khác, để cho bê tông được giãn nở tự do. Còn khe Co thì cho phép cốt thép đi qua. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu, bê tông có thể nứt tại khe Co. Ta gọi đây là vết nứt chủ động.
Do nền móng
* Móng lún không đều giữa các cột, do nhà bị xoắn:
Do tải trọng
Tải trọng và tác động ảnh hưởng lớn tới bề rộng khe nứt và sự phân bố vết nứt.Bề rộng khe nứt tỷ lệ thuận với ứng suất kéo (trung bình) trong cốt thép . Sự phân bố và bề rộng của các khe nứt phụ thuộc vào sự thay đổi moment uốn dọc theo chiều dài cấu kiện.
* Quan hệ tải trọng – thời gian ảnh hưởng tới sự phát triển của các vết nứt, ví dụ: tải trọng lặp đi lặp lại hay tác dụng kéo dài làm tăng bề rộng khe nứt, mặc dù các ảnh hưởng này ít quan trọng hơn đối với các nhà cao tầng so với các loại kết cấu khác như cầu hay nhà công nghiệp. Tải trọng động của phương tiện giao thông (đặc biệt các công trình gần đường xe lửa) gây ra dao động các khung, dao động giữa các khung ngang không đồng điệu (do tải, độ cứng khác nhau) gây nứt giữa sàn (không theo vết nứt thông thường do tĩnh tải). Có thể hạn chế bằng cách bố trí thép sàn 2 lớp, tăng độ cứng sàn.
* Trong quá trình thi công chất tải nhiều hơn so với tính toán của thiết kế (chất gạch, xi măng lên trên sàn để xây) Hoặc tải tường hay thiết bị quá lớn trên sàn mà thiết kế không tính đến
* Độ cứng ngang thay đổi đột ngột dẫn tới tập trung ứng suất cục bộ gây nứt.
* Do tường xây trực tiếp lên sàn khiến sàn không đủ khả năng chịu tải cục bộ. Nhiều người dùng biện pháp gia cố bằng đặt “dầm chìm” nhưng vẫn có hiện tượng nứt.
nut san be tong
Do bê tông
* Bêtông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2) dễ xảy ra hiện tượng nứt.
* Do quá trình thi công để mạch ngừng (2 lần đổ bê tông khác nhau, chất lượng bê tông khác nhau, vết nứt kéo dài qua sàn theo phương mạch ngừng.
* Nứt do biến dạng toàn nhà (do nhà dạng ống quá dài), ở trường hợp này có thể có kèm theo nứt tường.
* Sử dụng phụ gia trong bê tông đông cứng nhanh: dùng lượng hóa chất đông cứng nhanh vượt quá định mức cho phép (thời gian tháo cốp pha càng nhanh thì khả năng nứt sàn càng cao)
* Chất lượng bê tông trong quá trình thi công:
* Mác bê tông không đủ.
* Tỉ lệ cốt liệu, đầm, bào dưỡng không đảm bảo.
* Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông.
* Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng (do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở…).
* Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ)
* Đổ bêtông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
* Bảo dưỡng bêtông chưa tốt.
Do cốt thép
Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong cấu kiện bê tông cốt thép và mở rộng theo bề mặt của cấu kiện. Vì vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các thanh cốt ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt. Các thanh thép nên được bố trí đều và tương đối gần với hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.
* Bố trí thép ít và đặt quá thưa, bản quá rộng
* Đặt vào một vài thép đường kính lớn (> 1/10 chiều dày sàn) với hy vọng gia cường sàn, nhưng nó lại là nguyên nhân gây nứt.
* Nối buộc không cẩn thận.
* Do bị võng sàn (nứt ngang giữa trần theo phương cạnh dài), thông thường do lượng cốt thép chưa đủ
* Gia công lắp dựng cốt thép sai lóp bê tông bảo vệ,:
* Thiếu lớp bê tông bảo vệ:
* Nứt ở sát dầm là do cốt thép mũ bị đạp bẹp xuống Khi đó sơ đồ tính sàn không còn là ngàm hai đầu nữa mà chuyển thành sàn khớp hai đầu dẫn đến mô men dương của sàn tăng lên (gần gấp 2 lần) thì sàn nứt do coi thép chịu mômen dương được bố trí sát với tính toán ban đầu.
* Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng triệt để trước khi đặt;
Biện pháp xử lý
Gia cố nếu vết nứt do không đảm bảo điều kiện chịu lực
* Cần phải xem dầm có đảm bảo không. Nếu dầm đã đảm bảo có thể xử lý bằng cách kẹp treo thêm lưới thép ở bên dưới trần (sau khi đã đập bỏ lớp trát và vệ sinh bề mặt). Lát ván khuôn và bơm thêm 1 lớp bê tông sạn nhỏ mác cao dày 3-4 phân. chú ý lưới thép mới phải có néo với lưới thép cũ (khoan các lỗ đường kính 10cm trên trần theo lưới ô vuông với các bước ô khoảng 1mét) Bơm bê tông (độ sụt cao) theo các lỗ này.
* Nếu dầm chưa đảm bảo thì phải gia cường thêm dầm theo cách tương tự hoặc đặt thêm dầm phụ (cách này sẻ làm xấu không gian phòng).
Nếu vết nứt do khí hậu
* Hạn chế dung hóa chất đông cứng nhanh.
* Nên đổ bêtông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bêtông mới đông cứng.
* Cần có khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (cạnh dài không nên vược quá 40m)
Giảm hàm lượng xi măng
Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn , có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và, nếu có thể, tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao Dựa trên những nghiên cứu , các khuyến nghị nhằm làm giảm khả năng nứt của sàn bê tông như sau:
* Giảm hàm lượng xi măng xuống còn 650÷660 lb./yd.3 , duy trì sử dụng tro bay.
* Sử dụng bê tông có cường độ ban đầu thấp
* Sử dụng xi măng Loại II theo quy phạm AASHTO để thi công sàn cầu.
* Giới hạn tỷ lệ nước/xi măng ở mức 0,4÷0,45.
* Sử dụng cốt liệu đá cỡ lớn nhất theo tiêu chuẩn ACI 318, đá nghiền làm cốt liệu thô và sử dụng hàm lượng cốt liệu tối đa.
* Hỗn hợp bê tông dùng để thi công sàn cầu cần được làm thí nghiệm nứt sử dụng một trong số các thí nghiệm nứt tiêu chuẩn.
* Sử dụng biểu đồ tốc độ bay bơi của ACI. Đúc sàn cầu trong thời tiết mát.
* Tiến hành dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện ít nhất trong 7 ngày liên tục.
* Nếu có thể nên chống các dầm đỡ trong quá trình thi công.
* Đổ hoàn thiện một tấm sàn một lần trong phạm vi giới hạn chiều dài tối đa cho phép theo các thông số co ngót khi khô của bê tông.
* Nếu phải đổ bê tông nhiều lần cho một chiếc cầu nhiều nhịp đơn giản, nên hoàn thành mỗi nhịp trong một lần đổ bê tông.
* Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng không thể hoàn thành sàn cầu trong một lần đổ bê tông thì nên chia sàn cầu theo chiều dọc và đổ bê tông 2 lần.
* Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng việc đổ bê tông một lần cho toàn bộ chiều dài của cầu là không thể, khi đó nên đổ bê tông cho đoạn giữa của nhịp cầu trước và diện tích của đoạn này càng lớn càng tốt.
* Nếu cần nhiều lần đổ bê tông cho một cầu nhịp liên tục, nên đổ bê tông ở khu vực trung tâm mô men âm trước và đảm bảo khoảng cách 72 giờ giữa các lần đổ.
Sử dụng các biện pháp sửa chữa
Đối với một số vết nứt bê tông:có độ rộng từ 0.15mm đến 1mm, nứt do bê tông cốt thép khi thép bị rỉ. Có một số phương pháp xử lý thông thường hiện nay như sau:
* Để nguyên vị trí nứt kèm theo rò rỉ nước và không biết cách sửa chữa, và không trả tiền nhà thầu thi công
* Đập đi làm lại nhưng cũng khó tránh khỏi hiện tượng nứt trở lại vì nguyên nhân là do sự hạn chế trong xi măng, hoá chất dùng trong bê tông, đổ bê tông khối lớn; tường bê tông quá dài không co khe co ngót (có rất nhiều nguyên nhân gây lên vết nứt bê tông), việc này gây thiệt hại rất lớn cho nhà thầu thi công, chủ đầu tư về tiến độ và chất lượng
* Đục tại vết nứt thành hình chữ V và trám một số loại Epoxy ngoài thị trường. phương pháp này vẫn bị nứt trở lại vì tiết diện bám dính giữa hai mép của đường nứt nhỏ, khi nhiệt độ thay đổi , bê tông co giãn
* Bơm Epoxy vào các vết nứt bằng máy bơm áp lực cao: chỉ trị được các vết nứt có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trở lên, còn các vết nứt có độ rộng từ,15 mm đến 0,5 mm(ở Việt Nam đa số là các vết nứt loại này) vẫn bị nứt lại sau khi bơm, bởi vì vết nứt nhỏ khi dùng áp lực cao để bơm keo Epoxy không đủ thời gian thẩm thấu vào hết toàn bộ chiều sâu khe nứt(vết nứt nhở cản trở)
* Phương pháp chống nứt của công ty Konishi-Nhật Bản
* Dùng hệ thống xy lanh (không dùng máy bơm) bơm với áp lực thấp do vậy đưa keo vào sâu các vết nứt có độ rộng từ 0.15 mm đến 1mm (keo chảy theo kiểu thẩm thấu chậm)
* Có nhiều loại keo Epoxy khác nhau ( E205, E206S, E206W, E207, E209, E2800)dùng cho các vết nứt có các độ rộng khác nhau (vết nứt nhỏ dùng loại keo có độ nhớt thấp, vết nứt lớn dùng loại keo có độ nhớt cao), ngoài ra còn có loại keo thi công trong mùa đông với nhiệt độ thấp, các hãng khác chỉ có một loại keo mả thôi
* Các loại keo trên đều dính được trên bề mặt ẩm (trị các vết nứt kèm theo rò rỉ nước)
* Không cần khoan đục vết nứt trứơc khi sửa chữa
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI MÓNG TRONG XÂY DỰNG.
1.Ý nghĩa các loại móng nhà trong xây dựng.
Trong xây dựng, Móng nhà các loại là bộ phận dưới nằm dưới cùng của nhà để truyền toàn bộ tải trọng (trọng lượng) của nhà xuống nền và phân phối tải trọng đó lên diện tích nền sao cho độ lún của nhà không vượt quá các trị số giới hạn cho phép và đảm bảo sự ổn định của nhà. Trong các bộ phận của nhà thì móng nhà quyết định sự bền vững, thời gian sử dụng, giá thành,… của nhà. Nếu nền móng hỏng thì việc sửa chữa rất khó khăn, tốn kém, nhiều khi phải dỡ bỏ cả nhà để làm lại.

Chiều cao các loại móng nhà trong xây dựng tính từ đáy móng đến đỉnh móng, bao gồm đế móng (chân móng), thân móng (bệ móng, tảng móng) và cổ móng (tường móng). Đỉnh móng nên đặt thấp hơn nền nhà 0,1 – 0,2 nhưng phải cao hơn mặt đất tự nhiên. Chiều rộng đỉnh móng thường rộng hơn các bộ phận bên trên (tường, cột), tức là có gờ móng. Khi móng có chiều cao lớn thì thân móng nên làm bậc hoặc hình thang để mở rộng đáy. Đế móng là bộ phận chịu lực chính của móng nhà các loại trong xây dựng.

2. Các loại móng nhà trong xây dựng.
Theo chiều sâu đặt móng nhà trong xây dựng có các loại móng nông và móng sâu. Móng nông xây dựng trong hố lộ thiên sau đó lấp đất lại. Móng sâu  là móng được hạ xuống nền và có thể lấy đất từ móng lên. Móng cọc, móng giếng chìm, móng giếng chìm hơi ép thuộc loại móng sâu. Trong xây dựng nhà thường dùng móng cọc.

Theo hình dạng mặt bằng trong xây dựng có các loại: móng đơn, móng băng và móng bè.
- Móng đơn ( móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột) trong xây dựng nhà các loại nằm dưới cột (trụ). Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Nếu dùng được móng đơn thì tiết kiệm nhất.



 Móng đơn



Đồ bê tông móng


hoàn thiện đồ bê tông

- Móng băng (móng liên tục) trong xây dựng nhà các loại nằm dưới hàng cột hoặc tường. Khi không thể dùng móng đơn hoặc móng đơn sát nhau, hoặc để cân bằng độ lún giữa các cột trong cùng một hàng, hoặc dưới tường thì phải dùng móng băng. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn, tuy vậy chỉ nên dùng khi nó có chiều rộng <1,5m (sẽ kinh tế hơn),khi chiều rộng > 1,5m thì nên dùng các loại móng bè trong xây dựng nhà. Chú ý là, nến cấu tạo móng băng không hợp lý thì có thể lún lệch nhiều hơn móng đơn.

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.


 Móng băng



Bố trí thép móng băng

Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Khi móng băng là móng cứng có chiều sâu đặt móng lớn thì nên thay bằng móng băng mềm sẽ giảm được chiều sâu đặt móng nên kinh tế hơn. Khi chiều sâu đặt móng bị hạn chế hoặc nhà cần có móng ổn định, hoặc móng cần có cường độ cao thì phải dùng móng bê tông cốt thép. Khi đế móng là bê tông cốt thép thì hầu hết các trường hợp nhà làm khung bê tông cốt thép và khi đó cốt thép cột được liên kết với cốt thép và khi đó cốt thép cột được liên kết với cốt thép móng.

Khi nhà có tầng hầm thì móng băng còn có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm. Tường hầm có thể nằm dưới mặt đất hoặc một phần nằm trên mặt đất. Móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng ≥0,4m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn tầng hầm.

- Ngoài các loại móng nhà trong xây dựng nêu trên, khi gặp đất bùn yếu và địa chất không ổn định, móng cọc sẽ là giải pháp về kết cấu cho công trình. 

Móng cọc ép

 

Các loại móng nhà trong xây dựng – Móng cọc
 \




công tác ép cọc





 
Đài móng cọc ép

Móng cọc nhồi

Cọc nhồi có đường kính ≥ 60cm, thường ường kính cọc từ 60 đến 300 cm, được khoan tạo lỗ(chiều dài lỗ khoan có thể dài đến hàng trăm mét) trong dung dịch bentonite để chống sập vách hố khoan và đổ bê tông ngay vị trí của nó tại sau khi đã khoan. Cọc nhồi có cốt thép toàn bộ chiều dài cọc hoặc chỉ có ở một chiều dài nhất định tuỳ theo thiết kế.
Cọc nhồi có khả năng chịu tải trọng rất lớn nên được ứng dụng trong thiết kế móng của các công trình cao tầng, công trình có tải trọng truyền xuống lớn…
-Đây là loại cọc thịnh hành nhất nước ta trong xây dựng của nứoc ta 10 năm trở lại đây
-Quy trình thi công cọc khoan nhồi gồm các bước chủ yếu sau:
Chuẩn bị thi công
Khoan tạo lỗ
Làm sạch hố khoan
Gia công lắp dựng lồng thép
Thi công đổ bê tông bằng cọc khoan nhồi
Đập đầu cọc, đến phần này giống như đài cọc của móng cọc ép be tông
Thi công  đài cọc

Ưu điểm:
Rút ngắn được thời gian đúc cọc
Sủ dụng trong mọi đạ tầng khác nhau bằng máy phá đá, nổ mìn
Không gây tiếng ồn, và tác động đến môi trường xung quanh
Có đường kính lớn áp dụng để thi công cầu lớn



Nhược điểm:
Không kiểm soát được chất lượng của cọc trong lòng đất
Thi công ngoai ngoài trơi phụ thuộc vao thời tiết
Hiện trường thi công dễ bị lầy lội ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài
7Máy khoan cọc nhồi -Những năm gần đây do nhu cầu xây dựng cầu và các công trình nhà cao tầng việc sử dụng cọc khoan nhồi trở nên phổ biến do những ưu điểm của cọc khoan nhồi cho hiệu quả kinh tế rõ rệt -Các phương pháp và thiết bị tạo lỗ hiện nay rất đa dạng:
Loại sử dụng ống bằng kim loại có đường kính tới 50cm và dài tới 22m đóng vào nền đất tạo thành cọc, sau đó rót vật liệu vào cọc.

NHÀ VỎ MÓNG XE TẢI CŨ

Capture
Bonjour, je vous représente mon projet scientifique réalisé en 2013 au Vietnam – mon pays. Je vais écrire en 3 langues Français, Vietnamien et Anglais. J’espère que tout le monde va bien comprendre comment on fait pour ce projet. Merci. Alors, je commence par la langue Vietnamien ( car suis un patriote Vietnamien :) )
Hello, I will represent my personal scientific project made in 2013 in Vietnam, my country. I will write this blog in 3 languages: French, Vietnamese and English. Hope you will all understand what I have made in this project. So, I will begin by Vietnamese introduction (cause I ‘am a Vietnamese patriot)
Xin chào tất cả mọi người, mình xin giới thiệu với mọi người công trình đầu tay của mình, từ áp dụng trực tiếp nghiên cứu khoa học của mình thực hiện tại trường Đại Học Le Havre, Pháp. Mình sẽ viết bài này bằng 3 tiếng Pháp, Việt, Anh để mọi người có thể đọc được bài viết này cũng như biết về dự án này. Mình bắt đầu bằng tiếng Việt, vì là tiếng mẹ đẻ của mình :)
Có thể gọi công trình đầu tay này với cái tên rất bình dân: nhà móng vỏ xe tải cũ.
Về khía cạnh kiến trúc bên vững, mình lấy cảm hứng từ những gì mình học trong môn học kiến trúc bền vững của mình là tái chế vật liệu phế thải có hại cho môi trường vào mục đích hữu ích hơn.
Mình may mắn trải qua tuổi thơ trên quê hương Sa Đéc yên bình thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Cũng từng nếm trải những ngày khổ cực từ bé, đi xếp từng tầu lá chuối tiếp mẹ để bán kiếm tiền ăn xôi buổi sáng nên biết dân quê mình còn nghèo lắm, đâu phải ai cũng có thể có tiền xây được cái nhà cho kiên cố, móng băng tốn tiền. Bởi lẽ đất quê mình là đất phù sa châu thổ, bùn sìn nhiều hơn đất cứng., mỗi khi làm nhà, tốn ko ít tiền cho khâu làm móng nhà.  Khi đi Pháp học, mình cũng mong có ý định một lần nghiên cứu tìm ra giải pháp cho quê mình. Mãi đến khi học lên thạc sĩ Xây dựng, mình mới có dịp tiếp xúc với thầy trưởng khoa XD, dạy bộ môn Géotechnique, cơ địa và móng. Cùng một chút tìm tòi trên google mình đưa ra ý tưởng móng nhà bằng vỏ xe tải cho thầy coi, và thầy thấy rất hứng thú với nó. Rồi 2 thầy trò dành thời gian ngồi nghiên cứu. Thây làm trong 1 laboratoire ( viện nghiên cứu về cơ đất) nên mình có cơ hội test thử nghiên cứu của mình. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy, mình cũng đã áp dụng thành công cho ngôi nhà này. Dĩ nhiên, vì lý do bản quyền nên công trình và các số liệu được giữ lại trong labo, chỉ thầy và mình mới có.
NHA SA DEC
Thiết kế của mình thì rất đơn giản, vì mình k phải kiến trúc sư tài năng như các bạn cùng trang lứa, mình chỉ đem chút gì đó rất Pháp về quê nhà mình qua khung cửa sổ và cửa ra vào;)
127 m² mà xây theo kiểu thông thường tính trung bình bao thầu là 5tr/1m² x 127 m² = 635tr VND. ( giá chưa bao phần xử lý đất nền yếu khoảng thêm 50tr). Nhưng với ngôi nhà này, chủ nhà chỉ tốn 300tr VND ( cả nhân công, vật tư và cả xử lý nền yếu).  Tiết kiệm được 50% cho 1 ngôi nhà tường kiên cố dưới quê, đó là một khoảng k nhỏ, có thể mua sắm nhiều thứ cho gia đình dì Bảy mình.
Cái điểm quan trọng của project này là ở cái móng đặc biệt của nó. Nó hoàn toàn bằng vỏ xe tải cũ với giá 30k VND/1 cái. Với góc nhìn cơ học về đất, nếu nhà trên nền đất yếu thì phải gia cố đất tại đó. Có rất nhiều phương pháp được xài như đóng cọc tràm, hoặc làm móng băng sâu vào đất 1,5 đến 2m. Tốn kém ko ít tiền cho nó. Ở đây, mình chỉ cần xài phương pháp thay thế, và phương pháp móng nổi cân bằng trên mặt đất. Nghĩa là làm một cái phao nổi trên mặt đất cho nhà :)
Thay vì đặt trực tiếp móng chân vịt beton cốt thép lên lớp đất yếu, dễ lún thì ở đây, mình cho nó đặt lên 1 lớp “phao đất tốt” nổi trên lớp đất sét lún.
17750_197642797070387_1084567215_n
Lớp phao đất này làm như thế nào?
Vỏ xe tải cũ ở đây giữ chức năng gì, vì sao lại là vỏ xe, ko phải cái khác?
– Vỏ xe tải giữ chức năng như một chiếc bình đựng đất cứng, đất tốt đã qua xử lý. Lấy đấy nền yếu tại chỗ, xử lý lại, và đổ vào chiếc “bình vỏ xe tải” này. Vừa rẻ, vừa đơn giản, dễ thi công, ai cũng có thể làm được, không cần phải thuê công ty chuyên về móng, chuyên về xây nhà.
Vì sao ko xài lu đất, rồi nhồi đất tốt vào đó và bỏ xuống làm nền nhà?!
Lu đất, rất cứng, và rất dễ vỡ. Nó thiếu tính đàn hồi. Bạn cần biết, dưới tác dụng tải nhà bên trên, đất ko bao giờ ở trạng thái tĩnh. Chưa kể còn nhiều chuyển động khó xác định được giữa các lớp đất. Và lực cắt của đất thì có thể làm gãy sập cả 1 đập thủy điện chứ nói gì 1 cái lu đất bằng sành sứ. Vì thế, vỏ bánh xe, với sự ưu việc của nó bằng tính đàn hồi, có thể biến dạng theo các trạng thái cân bằng động của đất. Chỉ đơn giản là nó giúp cách ly lớp đất tốt ko hòa lần với lớp đất yếu. Vì thế mình gọi là phao đất ( mà đất ở trong phao là đất tốt đã qua xử lý tại chỗ).
Tóm lại, cho dễ hiểu, bạn hãy tưởng tượng đất yếu, mềm và dễ lún là nước biển. Và nhà bạn đang lênh đênh trên biển. Và cái móng nhà vỏ bánh xe này là cái phao giúp nhà nổi được trên mặt đất lún.
1098455_197648480403152_587716146_n
Có nhiều cách sắp xếp vỏ bánh xe để có 1 cái phao đất cho nhà. Xếp theo chiều ngang dọc theo tường nhà hoặc xếp theo chiều sâu vào đất (ponctuel). Vì lý do tốn kém việc đào đất quá sâu để xếp theo chiều sâu nên mình chọn giải pháp xếp ngang. Tuy nhiên, cách này, vẫn mang rủi ro nếu trong thiết kế kiến trúc nhà k đối xứng, tải xuống ko đều, dễ gây mất cân bằng. Dĩ nhiên, trong bước thiết kế kiến trúc mặt bằng ban đầu, mình đã cài sẵn tính cân bằng và đối xứng giúp nhà nổi một cách cân bằng trên móng cũng như trên lớp phao bằng đất này.
961999_629791250367938_1556632381_n
Thành phần lớp “đất đã qua xử lý” trong cái “bình cao su đựng đất này và cách sắp xếp bao nhiêu lớp bánh xe, xếp thế nào thì … bí mật, keke, ai cần thì thuê mình, mình làm cho nhe, haha
Tiếp theo mình cứ đặt sắt và đổ móng nông như nhà trên đất chắc thịt. Sau đây là hình ảnh tiến độ công trình theo thứ tự:
995154_197649670403033_1318123286_n
912041_624764284203968_1373309158_n
912041_626658730681190_1359649567_n
911633_626658724014524_1738223290_n
912002_626658720681191_286903098_n
954348_628932833787113_419683292_n
996721_645147542165642_963572501_n
708_640896135924116_1974302405_n
1098048_197645447070122_134562335_n

Wednesday, February 24, 2016

WHAT IS A CONSTRUCTION CONTRACTOR?

Construction contractorsMost commonly, the term ‘contractor‘ is used to describe an expert in the construction industry who hires skilled and unskilled workers to actually construct a financed project. A contractor must be licensed by an examining board before he or she can bid on the project. This bid is based on the estimated cost of the building materials, the wages of subcontractors and laborers and the contractor’s fee for coordinating the project.
Although a contractor’s main concern is hiring qualified subcontractors (specialized craftsmen paid by the contractor), he or she may also perform some of the construction work as well. Most contractors develop good working relationships with other construction specialists, so they often hire the same specialized companies and workers for each contracted project. The contractor is ultimately responsible for the quality of the work performed by subcontractors, so it doesn’t always pay to hire unknown entities to cut down on expenses.
A professional contractor should also have an understanding of his or her limitations. The client works with an architect and financier long before the first shovel of dirt is removed by a contractor. During the bidding process, a contractor may have to work with the building’s architect to discuss potential problems with a design element. If the complexity of the building’s design or the potential cost overruns threaten to overwhelm a contractor’s skills, he or she needs to step back and allow other contractors to win the bid. A good contractor understands that the success of the project depends on his or her ability to hire the right independent subcontractors and follow the wishes of the client.
In a different sense, a contractor could also be anyone who agrees to perform work for a fee. This occurs frequently in businesses which cannot afford to assign or hire a new employee to perform a specific job. The job itself may not be long-term enough to justify the expenses of a new hire, or the wages may not be sufficient for established employees. Companies in this situation often hire ‘independent contractors’ to perform the job without a formal employment agreement. The pay rate is discussed with each independent contractor and a legal agreement may be produced. After completing the job, an independent contractor receives the entire amount of pay without tax deductions or other withholdings. At the end of the tax year, the company issues a federal 1099 form showing the independent contractor’s miscellaneous income earned.

Friday, February 19, 2016

How IIT Delhi Grooms Better Engineers

Published on . Written by 
Glider Workshop

More than 1500 students participated in 6-hour workshop in a format of design-build-fly. These workshops were conducted as a part of aeromodelling club of IIT Delhi with the help of Skyfi Labs, Bangalore and support from Boeing. These workshops helped the student to earn five units/credits of design and practical experience as a mandatory graduation requirement.
- Prof. P V M Rao, IIT Delhi in his interview with Careers360
Engineering touches our lives in every way. Be it the road we are travelling on or be it the mobile phone we are using. If engineering students understand the social impact and value of Engineering, they are obviously in for a bright career ahead. That’s what the thinking was at IIT Delhi, which for the first time integrated an Engineering introduction course in the 1st semester syllabus this year. It is a conscious and applaudable effort on their part to motivate and encourage fresher students to realize Engineering in its full colors. This course, which is still underway, is compulsory for all first year students. And even if it wasn't, a hundred percent participation was guaranteed considering the experiences in store!

What is this Introduction to Engineering course at IIT Delhi?

PROFESSOR  P.V.M RAO with Students
As part of this course, special lectures and workshops are conducted each week. The major motive of these lectures and workshops is to convey the significance of engineering to the fresh graduates. The course is led by Prof. P.V.M. Rao, of IIT Delhi. It is essentially based on the practical and social perspectives of engineering. The program started as soon as the fresher students joined in July, this year. Sky Labs is proud to be a part of this novel initiative by IIT Delhi. AerotriX, unit of Skyfi Labs organized a Glider making workshop as part of this engineering introduction course.

What do the fresher students do as part of this course?

Practical Session
In the course, every session is correlated to engineering with an objective to increase students’ interest levels in engineering. For instance, in one session, students were asked to pick a social issue from the day’s newspaper and relate some invention in engineering to the issue. Students were divided into groups of six so that they could discuss among themselves to conceive fruitful engineering ideas for solving the selected social issue. Such brainstorming sessions are truly instrumental in forging engineering thinking in the students’ minds. Each week, the students are given such activities where they are divided into subgroups, and each individual contributes to these activities in some way.

What are the highlights of this course?

Other interesting sessions include lectures from renowned engineering professionals from different fields and industries. In these lectures, they talk about their engineering inventions and progressive research done in engineering studies. They also discuss how engineering has evolved over the years, how it is right now, and most importantly how it is applied in real-life. On one such lecture weekend, representatives from Boeing were present to talk about engineering innovations and technologies implemented in their aircraft designs. Another week, admirals from Indian Navy’s submarine division explained engineering principles involved in submarines, briefly informing about the construction and usefulness of submarines. Clearly, all these experiences are gold to all these aspiring engineers.
Skyfi Labs team with all Students

How do the students understand the social impact of engineering?

Now, coming to the social impact of engineering, it was the representatives from Godrej who clearly left a mark on the students when they showcased a unique refrigerator called as Chotukool - which is available at an astoundingly lower price of one thousand rupees! The summer heat in Delhi can sometimes be unbearable. This ingenious refrigerator can provide some respite to the masses who otherwise couldn’t afford pricier alternatives. The Godrej team explained the idea and the working of the refrigerator. They clearly mentioned how engineering makes all this possible. Talking about social impact, a one of its kind summit was held at the IIT Delhi campus in the presence of international delegates who discussed the current social issues and how important a role engineering plays and will play in curbing these issues.

How are senior students at IIT Delhi a source of inspiration?

The Android App
Apart from all these experiences, every week, fresher students also witness home-grown engineering talents of IIT Delhi. There are several student clubs in the college which are related with various facets of engineering. As part of the course, the clubs showcase their work and share their ideas with the new students. For example, the biotechnology student club at IIT Delhi displayed their invention aimed at reducing air pollution from vehicles. They formulated a bacteria which absorbs pollutants from other vehicles. They are working to downsize the bacteria design to fit into present-day automobiles. Surely, such interactions inspires the students to pursue their engineering dreams by following the footsteps of their seniors.

How did Skyfi Labs contribute to the course?

IIT Delhi
The AerotriX Glider making workshop was an integral part of this course. The Skyfi Labs team was entrusted with this responsibility of educating these young brains owing to the fact that they had already taken similar strides in training fresher students at IIT Kanpur. Held on 27th and 28th September, 2014, the Glider making workshop was fun and educating for the students. They were instructed to create a balsa wood glider, with the raw materials provided by AerotriX. The glider aircraft is a simple manifestation of physics and engineering principles. By making their own Glider, students can easily connect the dots between theories and their applications.

How the Glider making workshop helps realize engineering?

Making of Glider
Making something as simple as a Glider can sometimes pose unique challenges. A glider gets all its power from an initial impulse - that is by chucking the glider into the air. So, each and every detail has to be taken care of to successfully build a working glider. Features like symmetry, lift and drag have to be minutely monitored. To create a properly balanced glider, the weights of each section need to be optimized by providing appropriate strength. Air drag is reduced by ensuring that the glider surfaces are smoothly fabricated. Lift for the glider is facilitated by imparting an aerodynamic airfoil shape with accurate angle of attack. Factors like these work together to form a feasible aircraft design. All these exercises are carried out by the students to estimate how multiple engineering decisions are made to get an acceptable result. By experimenting with various parameters, they end up finding efficient solutions to improve the results and comprehend the desired outcome. Overall, this experience helps them setup ground rules for approaching any engineering problem in the years ahead.

Why should other engineering colleges follow this initiative?


All these experiences from this Engineering introduction course mainly increases awareness among the fresher students. It increases their interest and enthusiasm in engineering learning. It motivates them to do something out of the box, something interesting! If every engineering student could experience this, then we are headed for a better and certain future! Like IIT Delhi, all engineering colleges should put considerable efforts in incorporating such courses into their curriculum so that their students can also realize the value of engineering at a fairly earlier stage!

Sample Text

Blog Archive

Powered by Blogger.

Disqus Shortname

Widget Recent Post No.

Widget Random Post No.

Widget Recent Comment No.

PageNavi Results No.

Comments system

IMG Scroll Animation (yes/no)

Business

Boxed Version (yes/no)

Flickr Widget

Comments

Contact us

Name

Email *

Message *

Random Posts

luongkxc

Facebook

https://www.facebook.com/luongkxc

Disqus Shortname

Popular Posts